Các quy tắc hành nghề Goze

Các tổ chức Goze ra đời và tồn tại nhằm tạo cơ hội cho những người phụ nữ khiếm thị có thể tự kiếm sống bằng nghề ca hát. Các quy tắc quản lý goze được cho là đã ra đời vào thời cổ đại, nhưng không có bản sao nào của những quy tắc này sớm hơn cuối thế kỷ XVII. Các quy tắc chính của goze là phải tuân theo mệnh lệnh của thầy dạy, có thái độ khiêm tốn và không được phép làm các việc được cho là trái với lễ giáo phong kiến. Và quy tắc bất thành văn quan trọng nhất dành cho goze đó là họ phải sống độc thân. Nếu bị phát hiện không tuân thủ theo điều này, họ sẽ bị trục xuất khỏi tổ chức và buộc phải bỏ nghề. Những quy tắc này được đưa ra vì: nếu một goze đã có người yêu hoặc nếu cô ấy kết hôn, cô ấy sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ người đàn ông và do đó họ không cần phải tiếp tục làm việc cũng như nhận từ thiện thêm nữa. Hơn nữa, quy tắc này đã ra đời để bảo vệ hình ảnh của goze như một tổ chức phi lợi nhuận hợp pháp trong thời cổ và không gây hiểu lầm với mọi người rằng đây là một ổ động mại dâm.

Các quy tắc trên cũng cần thiết một phần vì nhiều goze đóng vai trò như một lữ khách, họ đi biểu diễn liên tục ở nhiều nơi, thường nghỉ qua đêm tại nhà dân và đôi khi xem nó là nơi biểu diễn tạm thời. Do đó, sự công nhận về nghề nghiệp, danh tiếng cũng như phẩm hạnh đóng vai trò vô cùng lớn đối với 1 goze. Ngoài ra, vì xã hội thời Edo đầy rẫy sự phân biệt đối xử với phụ nữ, nên những người phụ nữ đi đường dài, ca kĩ và những người mù, nếu họ không được bất kỳ tổ chức nào công nhân là một goze, có thể mọi người xung quanh sẽ nghi ngờ rằng họ có thể là vô gia cư hoặc gái điếm. Honjō Hidetarō (sinh năm 1945) và Kosugi Makiko (sinh vào khoảng năm 1940) là hai trong số nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài hát dân gian (min'yō (, min'yō?)) chuyên nghiệp nổi tiếng, thời thơ ấu, họ đã bị cha mẹ mắng vì họ "hành động như một goze".[1]